Omniknight – Một hero điển hình cho lối chơi Support
I. TỔNG QUAN VỀ VỊ TRÍ SUPPORT
Chúng ta từ lâu đã biết rõ về vị trí Support trong Dota 2, đó là thành phần cực kì quan trọng không thể thiếu, là trụ đỡ lặng thầm cho mỗi chiến thắng trong bất kì của một game đấu nào, từ các trận public match cho đến những giải đấu chuyên nghiệp. Support chính là hỗ trợ, là những người làm công tác hậu cần, trợ công và trợ thủ cho hàng tiền tuyến, duy trì sức chiến đấu cho cả đội nói chung. Không khó để hình dung vị trí support sẽ phải làm những gì, nhưng để chơi support nói chung không dễ, mà để chơi hay thì lại càng khó. Cái gì cũng vậy, để trở nên giỏi, chuyên nghiệp thì luôn cần thời gian và công sức luyện tập cho thành thạo. Nhưng việc luyện tập sẽ trở nên dễ dàng, rõ ràng hơn khi chúng ta có mục tiêu cụ thể. Với những bạn thích hình mẫu hero support, các bạn muốn trở thành các gamer cao thủ hay thậm chí là gosu (game thủ chuyên nghiệp) ở vị trí Support, các bạn không thể chỉ luyện tập đánh một cách chung chung mà hãy thử luyện tập và chú trọng nhiều tới các kĩ năng riêng biệt, đặc trưng cho lối chơi Support. Bài viết này sẽ làm rõ những điều cần chú ý và một số kĩ năng cơ bản khi cầm các hero Support, hy vọng sẽ giúp ích cho nhiều player dota 2 đang muốn rèn giũa kĩ năng chơi Support nhưng chưa biết nên bắt đầu từ đâu.
Bạn đã từng nghe câu nói này chưa? Đằng sau một carry tuyệt vời
là một người cầm support vĩ đại.
là một người cầm support vĩ đại.
Một số những kĩ năng cơ bản cho lối chơi Support (sẽ được đề cập ở mục 3):
1. Khi nào thì pick Support và cách phân loại Support
2. Sử dụng Wards (Observer Wards/Sentry Wards)
3. Quan sát bản đồ
4. Cách lên item theo thiên hướng Support
5. Cứu mạng đồng đội
6. Kĩ năng stack camp creep rừng
7. Thực hiện Lane Supporting (cách hỗ trợ cho carry cùng lane, cách deny, harrass, báo hiệu, cứu nguy v.v…)
2. Sử dụng Wards (Observer Wards/Sentry Wards)
3. Quan sát bản đồ
4. Cách lên item theo thiên hướng Support
5. Cứu mạng đồng đội
6. Kĩ năng stack camp creep rừng
7. Thực hiện Lane Supporting (cách hỗ trợ cho carry cùng lane, cách deny, harrass, báo hiệu, cứu nguy v.v…)
II. MỘT SỐ HERO SUPPORT TRONG DOTA 2
Dựa trên lối chơi thì có 2 loại: Semi Support (support trợ công) và Hard Support (thuần Support, hay còn gọi là support trợ thủ).
1. Semi Support
Chị em Lina và Rylai – bộ đôi Semi-support mang theo sức mạnh lợi hại
từ 2 nguyên tố lửa và băng
từ 2 nguyên tố lửa và băng
Semi-Support là những hero vừa đảm nhận vị trí Support lại vừa có thể đảm nhận những vị trí khác dễ dàng (ngoại trừ carry, chỉ có thể làm Semi-Carry) nhờ vào bộ skill đa công dụng của mình (tốt cả về mặt công lẫn thủ). Một số hero chuyển sang Semi Support từ Ganker qua khi về late game, vì Ganker là vị trí không lâu dài và sức mạnh cũng đã giảm đáng kể. Khả năng support đúng nghĩa của các hero ở loại này thường không cao bằng các hero thuần support, nhưng thường có khả năng hỗ trợ team bằng việc gây áp lực không nhỏ đối phương. Không khó hiểu khi mà nhiều Semi Support phần nhiều từ Ganker “nghỉ hưu” mà chuyển qua. Họ hỗ trợ truy sát các hero rất hiệu quả, mang lại tiền cho các carry và teammate, roam liên tục để tạo không gian cho các core hero lấy item.
Lấy 1 ví dụ điển hình cho Semi Support là Necrophos , hero này có bộ skill khá hữu ích cả về mặt trợ thủ lẫn tấn công, nói chung là đa công dụng. Skill Death Pulse và Heartstopper Aura gây áp lực không nhỏ lên kẻ thù với khả năng gây sát thương và giảm máu liên tục, ngoài ra hắn ta có thể nhanh chóng kết liễu hero địch thông qua Reaper Scythe (còn được biết đến với cái tên “bug màu”). Sự hiện diện của hắn trong mỗi combat làm cho đối phương luôn lo sợ rằng ai trong số chúng sẽ là kẻ xấu số, bởi lẽ Necrophos là hero có khả năng dứt điểm rất nhanh chóng. Chưa kể đến khả năng hồi máu của skill 2 trong 1 Death Pulse với cooldown thấp khiến cho Necrophos cũng trở thành 1 healer tuyệt vời. Necrophos được yêu thích khá nhiều và được chọn trong rất nhiều line up là nhờ khả năng Semi Support tốt như thế.
Số lượng hero Semi Support chiếm khá nhiều, chủ yếu là các tướng Intelligence nhờ vào lượng mana khá nhiều và bộ skill gây damage đầu game mạnh, có khả năng đi roam liên tục, tần suất hơn hẳn các Ganker hệ khác (Strength, Agility).
Sức mạnh đầu game rất đáng kể, nhưng về sau họ có thể làm Support khi mà Late game sức mạnh đó đã giảm đi phần nhiều. Đó là Lina, Necrophos, Crystal Maiden, Jakiro, Zeus, Lion, Shadow Shaman, Shadow Demon, Earthshaker, Ogre Magi… và còn nhiều những hero khác nữa
Abbadon, Silencer, Outworld Devourer, Enchantress, Storm Spirit: Không giống với những Semi Support kể trên, những hero này mặc dù chịu phận làm support đầu game nhưng về sau (Late game) sức mạnh có thể cũng chẳng thua kém gì các Carry đích thực. Họ là những Semi Support kiêm luôn Semi Carry, một trong những lớp hero rất hiếm.
Bạn có thể tham khảo thêm ở bài viết “Tổng quan về các vị trí trong Dota 2″ tại link http://guidegame.vn/guide-dota-2-tong-quan-ve-cac-vi-tri-tanker-carry-support-ganker-nuker-trong-dota-2.html để được biết thêm rõ hơn về 1 số hero khác ở loại support này
2. Hard Support
Treant Protector – Vị thần rừng đáng tin cậy
Khác với Semi Support luôn hăng hái chiến đấu giúp đồng đội tiêu diệt địch, Hard Support lại đóng vai trò như một hậu phương vững chắc sẵn sàng hỗ trợ từ phía sau. Họ không sở hữu sức mạnh khủng khiếp như các Semi Support nhưng họ lại mang theo khả năng duy trì và tăng cường sức chiến đấu cho các đồng đội. Thiên về trợ thủ là phần nhiều, các Hard Support ít lao lên tấn công, họ chỉ hiệu quả khi đồng đội cần sự trợ giúp hoặc lâm nguy. Thông thường Hard Support là vị trí không được ưa chuộng nhiều cho lắm, yêu cầu khá cao đòi hỏi người chơi cần phải rất kiên nhẫn, xử lí tình huống chuẩn, linh hoạt và đúng lúc cho nên không hợp với người chơi newbie chiếm phần lớn lượng player dota 2. Sau đây là 1 số gương mặt của vị trí Hard Support:
Omniknight, Dazzle, Chen, Keeper of the Light, Io, Treant Protector: Các Hard Support nổi tiếng trong Dota 2 với bộ kĩ năng hỗ trợ từ hồi máu, chống phép, bất tử, cứu mạng hoặc làm tăng khả năng cơ động của các đồng đội. Số lượng của các Hard Support cũng ít hơn nhiều so với Semi Support.
III. MỘT SỐ KĨ NĂNG CƠ BẢN KHI CHƠI SUPPORT
1. Cách pick Support
Thường thì các Public Match không chú trọng nhiều tới việc pick support, phần nhiều do tâm lý đa phần người chơi thích trở thành người “đem lại chiến thắng” một cách rõ ràng (hay nói chính xác là thích pick Hard carry để “gánh team”). Tất nhiên chúng ta không bàn tới vấn đề này. Nhưng trong các trận Rank Match hay competitive (thi đấu), sắp xếp 1 line up tiêu chuẩn thì bao giờ cũng phải dành ra 1 – 2 slot pick cho vị trí Support, do vậy bạn sẽ pick Support trong 1 trong 2 trường hợp sau đây:
1. Team đã pick hết 4 slot và chỉ còn mình bạn, bạn thấy rằng team thiếu 1 support hoặc support kia vốn không đủ khả năng để một mình hỗ trợ cả đội (semi support loại đểu)
2. Bạn ở trong 1 party hoặc 1 đội thi đấu, bạn đánh support chắc hơn các thành viên còn lại và bạn muốn các team mate của mình yên tâm hơn trong các lượt pick tiếp theo.
Bạn đã xác định mình sẽ pick Support trong lượt pick tiếp theo. Việc còn lại của bạn sẽ là: mình sẽ chơi Support loại gì?
Như ở mục trước đã đề cập, chúng ta chia Support thành 2 loại chính, là loại Semi và loại Hard. Semi Support có thể kiêm luôn Ganker nếu đủ khả năng, cân nhắc nước pick này để tiết kiệm được 1 slot hero thuần gank nữa. Tuy vậy 1 Semi Support thôi thì khả năng hỗ trợ vẫn quá thấp, trong trường hợp cả team bị dưới cơ thì rất khó để duy trì sức chiến đấu trong các đợt combat tổng. Trong khi đó pick Hard Support sẽ giúp bạn có lợi thế hơn trong các cuộc giao tranh lớn mặc dù sẽ mất đi một phần hiệu quả bắt lẻ các hero địch trong các cuộc rape nhỏ. Có thể tùy theo hướng đánh hoặc sở trường của team để phân phối cho phù hợp.
Mình khuyên các bạn mới tập chơi Support nên tập tành các Semi Support trước, việc có khả năng gank giết người có thể kiếm thêm thu nhập dễ dàng hơn so với các Hard Support và áp lực về item cũng như level cũng sẽ không cao. Chỉ khi nào bạn thành thạo hơn 1 ít về các kĩ năng chơi Support cơ bản mới nên thử chơi Hard Support sau.
2. Sử dụng Ward
Wards, còn được biết đến với cái tên là “mắt” trong Dota 2, là 1 thứ item vô cùng quan trọng cho bất cứ 1 trận đấu nào, gắn liền với cuộc đời đi làm Support của các player. Observer Ward (gọi là mắt vàng) cung cấp Sight (tầm nhìn) giúp các bạn kiểm soát bản đồ, kiểm soát tầm nhìn, quan sát động thái, hướng di chuyển của kẻ địch, tạo không gian an toàn cho các carry farm dễ dàng hơn; trong khi đó Sentry Ward (gọi là mắt xanh) cung cấp True Sight (tầm nhìn chuẩn, dùng để soi tàng hình), giúp các bạn phá Ward, bẫy của đối phương và nhìn được các kẻ địch lạm dụng Invis (skill tàng hình), giúp cho việc combat, push hay farm cũng trở nên an toàn. Hữu dụng là vậy nhưng có 1 thực trạng diễn ra trong các Public Match đó là các player rất lười cắm Ward, vì chẳng ai bảo ai, cũng chẳng ai tình nguyện đi support cho những người thậm chí mình còn chẳng quen biết, do vậy bản đồ tối om, gần như các carry chấp nhận farm “mù” và việc bị gank lẻ diễn ra rất thường xuyên. Chết nhiều thì thọt, màn blame và trash talk diễn ra không ngừng để chỉ trích việc không 1 thằng động đội nào chịu pick Support hoặc Support “ngu” không chịu cắm Ward, mặc dù cắm Ward nằm trong list những việc phải làm của bất kì 1 Support nào
Cắm ward là công việc của những Support nhằm tận dụng tối đa bản đồ. Mặc dù vậy, cắm ward thế nào cho đúng đã là 1 chuyện, cắm ward làm sao để phát huy hiệu quả cao nhất mà lại không bị đối phương bắt bài lại là 1 chuyện khó. Thông thường trong 1 trận đấu Support sẽ phải duy trì được tầm khoảng 2 – 4 Observer Ward cùng 1 lúc trên bản đồ, mỗi 1 mắt vàng chỉ có hiệu lực trong 7 phút và cứ 3 phút là bạn lại có thể mua thêm 1 mắt vàng nữa, giúp bạn luôn luôn có các mắt vàng trên map. Observer có tác dụng quan trọng hơn Sentry Ward, player thường mua mắt xanh chủ yếu là để counter lại các mắt vàng, bẫy, bom mìn và kẻ địch vô hình, tức là phụ thuộc vào động thái bên đối phương nhiều hơn, còn mắt vàng chủ yếu để phục vị nhu cầu của team mình nhiều hơn.
a. Cách sử dụng Observer Ward (mắt vàng)
Mắt vàng cho tầm nhìn trong phạm vi 1600 xung quanh nó. Mắt vàng có thể bị phá hủy bởi đòn tấn công thông thường hoặc 2 hit từ Quelling Blade
Bạn không thể cứ mua 1 cái mắt vàng và cắm phịch xuống đất, chỉ có 1 số spot trên bản đồ mới có thể cắm được mắt vàng. Và các mắt vàng bị hạn chế số lượng, do vậy bạn cần lựa chọn những địa điểm chiến lược để lấy tầm nhìn. Sau đây là 1 số vị trí cần thiết để các bạn cắm Observer Ward cho hiệu quả. Một điều chú ý nữa là các mắt vàng có tầm nhìn bị chặn bởi địa hình, rừng cây, đồi núi, các bạn nên cắm mắt vàng ở các vị trí cao để lấy tầm nhìn bao quát.
Việc cắm mắt vàng chia thành 2 loại, loại dùng để phòng thủ và loại dùng để trợ công. Loại để phòng thủ, đương nhiên, dùng để tạo không gian an toàn, giúp phán đoán hướng đi gank của các roamer, thường được cắm ở vùng sân của người chơi. Loại để trợ công, dùng để hỗ trợ tầm nhìn ở vùng sân đối phương, phục vụ việc đi gank của roamer bên mình. Trong loạt ảnh dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu về 2 cách cắm mắt vàng trên phần sân Radiant. Phần sân Dire có phần tương tự.
b. Cách dùng Sentry Ward (mắt xanh)
Như đã nói ở trên, mắt Sentry chủ yếu được dùng để counter lại đối phương chứ không để đáp ứng nhu cầu team là nhiều, ta có thể liệt Sentry Ward vào danh mục Tình huống (danh sách item chỉ hữu dụng trong 1 vài tình huống cần thiết). Mắt sentry cho True Sight trong phạm vi 850, cho phép nhìn thấy các ward, bẫy và mục tiêu invisble, nó không được cắm ở 1 vài vị trí cố định như mắt vàng mà có thể được cắm ở khắp mọi nơi, cùng với số lượng không giới hạn cho mỗi lần mua với giá 200 gold cho 1 stock gồm 2 Sentry Ward. Mắt Sentry có 4 phút hiệu lực, có thể bị phá hủy bởi 2 hit Quelling Blade hoặc đòn tấn công thông thường
Nếu nghi ngờ đối thủ cắm các mắt vàng xung quanh khu vực bạn đang đứng, hãy thử cắm mắt xanh ở gần đó để phát hiện. Hành động này được gọi là Deward, tức là phá các ward khác của đối phương. Việc đối phương kiểm soát được bản đồ ở phần sân của bạn sẽ gây khó khăn, phá ward địch là 1 trong những việc cần làm của 1 Support. Với các player kinh nghiệm, họ sẽ biết các support đối phương thường hay cắm các mắt vàng ở vị trí nào và do đó deward rất hiệu quả.
Sentry Ward dùng để counter lại các hero có tàng hình như Riki, Bounty Hunter, Nyx Assassin,… và các bẫy, bom mìn, điển hình là của Techies. Tác dụng này không phải bàn tới.
Một tác dụng tiếp theo của mắt xanh, đó là chặn không cho creep rừng phe địch tái sinh. Hành động này được gọi là Block camp creep, cắm 1 chiếc Sentry Ward ngay giữa bãi creep cần block. Sau khi tiêu diệt một bãi creep rừng, tới mốc giây thứ 00 của mỗi phút thì bãi đó lại được tái sinh với điều kiện trong không gian của camp đó không có 1 unit nào kể cả ward. Cắm như vậy sẽ làm cho bãi creep đó không tái sinh làm việc farm rừng trở nên khó khăn. Thực ra bất kì loại ward nào kể cả mắt vàng cũng sẽ chặn bãi đó tái sinh
Có thể điều này không phổ biến trong các trận đấu thông thường nhưng ở trình độ cao các Support rất chú trọng tới việc “chăn nuôi” các carry của mình, họ sẽ cho các Carry làm giàu thông qua việc Stack camp creep (một hành động nhằm cộng dồn số lượng creep rừng trong một camp, sẽ được bàn tới sau). Việc chặn support đối phương stack camp creep sẽ ngăn cản các carry của chúng kiếm lời dễ dàng.
3. Cách lên item theo thiên hướng Support
Hỗ trợ đắc lực cho công việc của những Support, ngoài bộ skill ra thì các Support có kha khá lựa chọn cho set item theo thiên hướng hỗ trợ của mình. Các item sẽ phát huy tác dụng của mình trong từng trường hợp và tình huống một cách hiệu quả. Cách build đồ cho các Support cũng không hề giống nhau và cũng không có cách build đồ nào cố định, các player đánh ở vị trí hỗ trợ cần phải linh hoạt đánh giá tình hình để có lối lên item cho phù hợp.
Trong mục này mình sẽ liệt kê ra danh sách những item thiên hướng Support, việc lên item như thế nào thì hãy tùy vào tình hình của team hoặc hỏi ý kiến của các thành viên trong đội trước. Giả dụ như team nó có thằng Zeus rất xanh, 1 ulti chém hết nửa cây máu của mỗi thằng, hoặc những hero có skill combat khỏe như Sand King, Earthshaker,… thì những item như Pipe, Mekanism… sẽ phát huy tác dụng. Hoặc team nó có những thằng giỏi bắt lẻ như Pudge, Slark, Queen of Pain… thì Glimmer Cape, Force Staff, Eul Scepter… trở nên có ích. Team nó lại có nhiều invisible như Riki, Bounty Hunter,… tội gì không sắm Sentry Ward, Dust of Appearance? Phán đoán tình huống để lên item support chuẩn là điều cần phải tập luyện dần cho thành thạo.
Sentry Ward, Observer Ward: Không phải bàn cãi nhiều, tác dụng to lớn của nó đã được đề cập ở mục trước.
Courier, Flying Courier: còn hay gọi là “gà” trong Dota 2, mua “gà” là trách nhiệm của các Support khi trận đấu bắt đầu. Nó giúp chở đồ cho cả team mà không cần phải về nhà lấy đồ.
Urn of Shadow: Món đồ quen thuộc với các ganker vẫn hữu dụng cho các Semi Support bởi khả năng hồi máu của nó.
Smoke of Deceit: Vật phẩm hữu dụng này gần như bị lãng quên trong các trận đấu Public, nó giúp cả đội băng qua những khu vực trên bản đồ đã bị ward vàng kẻ thù kiểm soát để thực hiện gank lẻ, ăn Roshan…
Dust of Appearance: Sử dụng để counter các kẻ địch lạm dụng tàng hình.
Glimmer Cape: Món đồ mới của bản 6.84, rẻ tiền dễ lên và cứu mạng đồng đội rất hiệu quả với tàng hình + kháng phép.
Arcane Boots: Thường thì các Caster cần nhiều mana sẽ lên cái này, một công đôi việc giúp hồi mana cho cả bạn lẫn đồng đội.
Drum of Endurance: Hỗ trợ tăng attack speed và movement speed cho các hero thiện chiến phe mình.
Vladimir’s Offering: Item này cho rất nhiều aura, và thường thì những Carry có nhu cầu sẽ đích thân lên món đồ này thay vì để Support hỗ trợ.
Force Staff: Một item đa công dụng, với khả năng “đẩy” bạn sẽ bù đắp được sự thiếu cơ động của các thành viên hay cứu nguy trong những tình huống sinh tử.
Eul Scepter of Divinity: Món đồ hữu ích cho các Hard Support thiếu các kĩ năng khống chế và các Semi Support có các skill cần căn chuẩn (Lina, Techies, Disruptor,…)
Mekanism: Item dành cho các Healer, hồi máu trên diện rộng rất hữu hiệu trong các đợt giao tranh lớn
Lotus Orb: Cũng là 1 trong những item mới của bản 6.84 với active khắm bựa, phản lại hầu hết các target spell vào mặt thằng cast, đòi hỏi phải khá nhanh tay và phản xạ kịp thời.
Pipe of Insight: Cung cấp block sát thương phép (Barrier) trên diện rộng chống lại các caster địch
Bloodstone: Cho rất nhiều bonus vào máu và mana, nhưng trên hết khi người cầm chết nó sẽ hồi máu cho toàn bộ team mình.
Aghanim’s Scepter: Một số ultimate của các Support khi được upgrade sẽ tăng sức mạnh, hỗ trợ team tốt hơn
Như vậy là trên đây có khoảng 17 item ứng với 17 giải pháp bạn giúp team theo nhiều hướng khác nhau. Thường thì Support là những hero không bị phụ thuộc quá mức vào đồ đạc (1 số hero thậm chí chẳng cần nhiều đồ mới phát huy được khả năng của mình). Một khi đã chấp nhận chơi vị trí hỗ trợ (nhất là vị trí Hard Support) thì bạn phải chấp nhận việc đồ đạc và level của bạn sẽ thua thiệt hơn so với các thành viên khác do phải nhường không gian farm cho các thành viên chủ chốt. Bạn cũng sẽ dễ lọt vào tầm ngắm của kẻ địch và nhanh chóng mất mạng nếu không cẩn thận. Tuy vậy một khi bạn đã “chăm sóc” kĩ lượng carry của team mình, họ sẽ gánh bạn trên vai, đem lại chiến thắng 1 cách dễ dàng.
4. Quan sát bản đồ
Nghe thì có vẻ không cần thiết vì ai chẳng phải nhìn bản đồ, nhưng thực ra với những người chơi Support họ cần chú ý kĩ những dấu hiệu, động thái nhỏ nhất trên bản đồ không kém gì các ganker để ra kịp thời ra hiệu cho những đồng đội của mình. Vì họ là người cắm ward nên có thể kiểm soát những vị trí quan trọng trên bản đồ 1 cách tối đa nhất, cũng như việc không phải bận farm giúp họ rảnh tay quan sát bản đồ dễ hơn.
Vấn đề đi kèm với việc quan sát bản đồ chính là thói quen Map Pinging (tạo ra các dấu hiệu “!”, “X”)
Hệ thống này có từ thời DotA Warcraft 3 và được chuyển sang Dota 2, được thêm kí hiệu “X” giúp cảnh báo cho đồng đội. Nếu bạn chỉnh setting hotkey mặc định, có thể ping dấu “!” bằng việc trỏ chuột lên địa hình hoặc vùng bản đồ cần báo hiệu và nhấn Alt + Clicking, còn ping dấu “X” bằng cách tương tự và nhấn Ctrl + Alt + Clicking. Các dấu hiệu này hiện lên trên địa hình, bản đồ với màu sắc của người ra tín hiệu cùng 2 âm thanh khác nhau giúp người chơi phân biệt được chúng. Âm thanh, kí hiệu trên bản đồ khi Ping vào mục tiêu cứng như các trụ, công trình, hero địch… sẽ có kí hiệu trên bản đồ riêng biệt (báo tấn công trụ/hero sẽ hiện ra thanh kiếm, báo def trụ sẽ hiện ra cái khiên) và âm thanh riêng biệt. Đây là cách giao tiếp giữa những người chơi khá đơn giản và hiệu quả nên tận dụng.
Chúng ta vẫn thường hay nhầm lẫn mục đích của 2 loại kí hiệu này, và thường thì người chơi hay tiện tay dùng kí hiệu “!” dùng cho cả 2 mục đích đã nêu trên. Nhưng mình khuyên các bạn vẫn nên dùng đúng kí hiệu đúng như tác dụng của nó, nhất là việc sử dụng dấu “X” sẽ tạo ra âm thanh tương tự như cảnh báo giúp dễ dàng đánh động sự cảnh giác của những người chơi khác hơn là việc dùng “!”.
5. Cứu mạng đồng đội
Là một Support, bạn phải là người đảm bảo mạng sống của các thành viên trong đội một cách hết mức có thể, nhiều khi phải xả thân mình để cứu lấy những teammate chủ lực nắm khả năng combat mạnh hoặc các Hard Carry. Nếu như vì mục tiêu chung của cả đội là chiến thắng, các Support cần phải gạt sang 1 bên những cái tôi cá nhân ích kỉ, điều này được thực hiện trên tinh thần tự nguyện vì bạn đã chấp nhận đánh vị trí hỗ trợ cho cả team rồi. Về vấn đề cứu mạng đồng đội mình xin trình bày khá ngắn gọn, có 2 cách chủ yếu để cứu mạng, đó là sử dụng skill/item và kĩ năng bodyblock.
Cách đầu tiên là dùng skill/item thì chẳng có gì để nói, với những semi support có stun, trói, khống chế các kiểu… sẽ dễ dàng cầm chân được kẻ địch cho đồng đội chạy thoát. Các hard support thì dùng cách phổ thông nhất là hồi máu liên tục, buff chống phép và các loại buff hỗ trợ khác. Support thiếu kĩ năng cầm chân/hồi máu khỏe thì sẽ lên set item thay thế để bù đắp. Một số ability và item tiêu biểu chuyên dùng để cứu mạng đồng đội sau đây có hiệu quả cao:
Nether Swap (Vengeful Spirit): Hoán đổi vị trí của 2 hero cho nhau, Vengeful Spirit sẽ thế mạng cho những thành viên đồng đội đang rơi vào vòng nguy hiểm
+
Nature Guise + Living Armor (Treant Protector): Nature Guise có tác dụng cho tàng hình 1 đồng đội giống như Glimmer Cape nhưng phải ở gần cây. Living Armor cho block damage và hồi máu theo giây trong phạm vi toàn bản đồ.
Nature Guise + Living Armor (Treant Protector): Nature Guise có tác dụng cho tàng hình 1 đồng đội giống như Glimmer Cape nhưng phải ở gần cây. Living Armor cho block damage và hồi máu theo giây trong phạm vi toàn bản đồ.
+ +
Repel + Purification + Guardian Angel (Omniknight): Đồng đội của Omniknight rất khó để chết 1 khi hắn ta có mặt, quả là 1 Support mẫu mực của Dota 2 với đủ loại kháng phép hồi máu.
Repel + Purification + Guardian Angel (Omniknight): Đồng đội của Omniknight rất khó để chết 1 khi hắn ta có mặt, quả là 1 Support mẫu mực của Dota 2 với đủ loại kháng phép hồi máu.
Shallow Grave (Dazzle): Cho khả năng không thể chết trong 5 giây (máu không thể tụt quá 1), đây là 1 trong số những skill cứu nguy vô cùng tuyệt vời mà chỉ có Dazzle sở hữu
False Promise (Oracle): Không được mạnh như ngày trước với khả năng làm vô hình đồng minh, nhưng kĩ năng này vẫn phát huy hiệu quả với khả năng trì hoãn các sát thương trong thời gian ngắn
Surge (Dark Seer): Buff doping cho 1 đồng đội max luôn tốc độ chạy (522), dễ dàng sống sót
Aphotic Shield (Abbadon): Cũng là 1 trong những skill cứu nguy tuyệt vời với khả năng gỡ mọi buff xấu khi cast và cho block sát thương.
+
Tether + Relocate (Io): Io sẽ dễ dàng đưa đồng đội thoát khỏi nguy hiểm với Relocate giúp tele 1 đồng minh được kết nối với Tether đi xa. Io sẽ hi sinh tính mạng nhưng đồng đội đó sẽ được cứu thoát
Tether + Relocate (Io): Io sẽ dễ dàng đưa đồng đội thoát khỏi nguy hiểm với Relocate giúp tele 1 đồng minh được kết nối với Tether đi xa. Io sẽ hi sinh tính mạng nhưng đồng đội đó sẽ được cứu thoát
Geomagnetic Grip (Earth Spirit): Earth Spirit sẽ hút 1 đồng minh về phía mình, lợi dụng điều này có thể kéo được các thành viên ra khỏi vòng nguy hiểm.
Force Staff: Item đa công dụng như đã trình bày ở trên chỉ với 1 khả năng “đẩy” duy nhất.
Glimmer Cape: Tác dụng như ở trên.
Cách thứ 2 được gọi là Bodyblock, hay còn gọi là lấy thân cản đường. Khi trong tay bạn chẳng có skill gì giúp ích cho việc cầm chân đối thủ hoặc hết mana hoặc các skill của bạn đều đang cooldown, tức là bạn chẳng thế giúp được gì hết cả. Việc duy nhất bạn có thể làm là lấy tấm thân của mình chặn đường di chuyển của kẻ thù để hỗ trợ 1 chút sức lực cho đồng đội kia rút về an toàn. Trong các cuộc gank, Bodyblock cũng tỏ ra hữu dụng trong việc chặn đường kẻ thù ở những đoạn đường hẹp. Dưới đây là video minh họa cho 2 tác dụng của Body block:
Dazzle sử dụng Bodyblock, cản đường Nyx Assassin và Clockwerk thành công, không những cứu được Alchemist mà còn giết ngược lại được Clock.
Lịch sử dụng Bodyblock cản đường Tiny, kết hợp với Razor để tiêu diệt
Thủ thuật sử dụng khá đơn giản, giống như bạn hay làm để block creep wave đầu tiên không cho chúng lên cao. Sử dụng chuột phải để di chuyển, nhưng kết hợp nhấn liên tục chuột phải + phím S (Stop) để hero liên tục “khựng” lại giữa chừng, giúp bạn dễ dàng đổi hướng và block đường chạy của hero địch. Điều này khá mạo hiểm, nhiều khi để cứu đồng đội bạn sẽ phải hi sinh tính mạng khi chỉ còn mình mình giữa “mafia”.
6. Thủ thuật Stack Camp rừng và Block stack camp rừng
7. Thực hiện Lane Supporting (hỗ trợ Lane)
Bất kì ai cũng cần có 1 khởi đầu tốt để có lợi thế về sau này, nhất là các Carry. Rất khó để có được một “tương lai sáng lạng” khi mà đã có một “tuổi thơ dữ dội”. Vào giai đoạn đầu của trận đấu, các hero khởi đầu bằng việc chia nhau ra các lane last hit quái và nhận kinh nghiệm, các Support cần thực hiện thật tốt công tác hỗ trợ với người đồng đội đi cùng lane của mình nhằm đảm bảo cho tiến trình Early game của họ diễn ra an toàn hết mức có thể.
Thông thường, một Support sẽ được xếp đi chung với 1 Carry để bảo kê, hoặc trong các trận đấu trình độ cao ta còn thấy cách phân phối lane theo kiểu ngoài 1 lane solo mid còn có 1 lane 2 Support + 1 Carry và lane kia là 1 solo offlane (chính là chiến thuật Triple Lane, hay Trilane). Với lối chơi đa dạng và không ngừng biến chuyển như hiện nay, các Support ngày một đa dụng hơn và không thiếu việc để làm, nhất là khi còn hộ tống những carry mới chập chững. Có thể trong Pub game các bạn sẽ không thấy chiến thuật Trilane này mấy, nhưng trong Captain mode và các giải đấu lớn thì tầm quan trọng của Trilane là điều không phải bàn cãi. 1 Support sẽ làm nhiệm vụ bảo kê, thường sẽ không lộ diện nhiều trên lane mà thường lure creep (kéo creep rừng ra đánh nhau với các lane creep) để lấy kinh nghiệm, và 1 Support còn lại sẽ tích cực chơi trò harrass, quấy nhiễu đối thủ bên kia nhằm tạo không gian cho Carry có thể free farm thả ga. Chiến thuật này tạo ra lợi thế áp đảo hoàn toàn nếu như đối phương cùng lane chỉ có 2 người hoặc chỉ có 1 Offlaner, do người Trung Quốc nghĩ ra.
Các bạn đánh chủ yếu các Pub game và Rank Match thường sẽ không gặp Trilane mấy, chúng ta sẽ phân tích kĩ năng Lane Supporting với đội hình Dual Lane thông thường (đội hình truyền thống 2 lane top bot 2 hero và 1 hero solo mid):
Lane supporting ở Dual Lane
Việc đầu tiên và bắt buộc phải làm với các Support khi trận đấu bắt đầu: mua Courier. Sau đó có thể lên các món đồ có aura giúp cho đồng đội được hưởng các buff lợi. Các Aura khá rẻ có thể mua được ở đầu game có thể kể đến là Ring of Basilius hoặc Headress of Rejuvenation , chúng còn là nguyên liệu để up lên những item support cấp cao hơn. Chú ý nếu mua Ring of Basilius nhớ tắt aura cho creep nếu không chúng sẽ dâng cao lên gây khó khăn cho Carry farm. Mang theo khoảng 2 Observer Ward để cắm trong giai đoạn đầu.
Thường thì các Support ở trên lane bị hạn chế farm. Nếu cảm thấy áp lực về đồ đạc và tiền nong, có thể tự cho mình vài con creep nhưng hãy dồn toàn sức của bạn để deny và harrass. Deny là 1 kĩ thuật cơ bản khác trong Dota 2, nó tương tự như last hit nhưng là áp dụng với creep đồng minh còn ít máu, có tác dụng làm giảm kinh nghiệm của creep đối với bên đối thủ. Harrass là việc bạn quấy rối đối phương bằng các đòn tấn công tầm xa hoặc bằng các skill (thường là các skill có cooldown ngắn, mana thấp) cản trở việc farm của chúng. Deny và Harrass có hiệu quả lớn nhỏ tùy theo từng hero, thường đem lại áp lực khá cao cho kẻ thù ở giai đoạn đầu.
Nếu bạn chơi các Support tay ngắn (Omniknight, Treant Protector, Abbadon) thì hiệu quả deny sẽ kém hơn hẳn và Lane supporting sẽ khó khăn hơn, nhất là khi đối thủ sở hữu 1 semi support có khả năng harrass tốt. Lúc này thì bạn hãy đứng ra phía sau để hỗ trợ khi cần, dành không gian cho carry hít exp và thay vào đó hãy đi lure rừng (nếu bạn ở bot lane Radiant hoặc top lane Dire).
Đôi chút về kĩ thuật lure rừng cơ bản:
Lure rừng là hành động lôi kéo các creep rừng ra ngoài lane cho chúng chạm trán các lane creep, việc làm này khiến cho các lane creep sẽ bị các creep rừng dẫn về camp và tiêu tốn thời gian để tiêu diệt chúng, nhằm mục đích hạ các đợt lane creep ở lane đó xuống thấp gần trụ, tạo không gian an toàn hơn khi farm.
Lure creep thường diễn ra ở các safe lane (Bot lane Radiant và Top lane Dire) nhưng cũng có trường hợp đặc biệt người chơi có thể lure creep ở hard lane (Top) Radiant. Các đợt lane creep bị lure sẽ mất thời gian tiêu diệt các quái rừng kéo chúng vào và còn bị giảm sức mạnh đi do thương vong, nhờ đó mà lane được hạ xuống thấp
Sau khi đánh nhau với đám creep rừng, đám lane creep lại tiếp tục mò ra lane để tiếp tục nhiệm vụ. Và đợt creep này sẽ dồn cùng với đợt lane creep mới khiến cho lane bị tạm thời dâng cao trong ít phút. Để hạ thấp được lane hoàn toàn, bạn sẽ phải kéo thêm các creep rừng khác nữa ra đánh để hoàn toàn diệt được wave lane creep được lure, việc mất hẳn 1 wave creep sẽ làm cho toàn cục nghiêng về phần lane bên bạn, hỗ trợ cho các Carry safe farm.
Bạn vẫn mang trong người 2 chiếc Observer Ward chứ? Hãy chờ khi nào Roamer mid lane đối thủ đến lv5, mò ra các điểm then chốt để cắm ward, nhằm mục đích phát hiện các roamer đó đảo lane đi gank một khi đã sở hữu ultimate ở lv6. Chỉ cần nhìn thấy roamer có dấu hiệu áp sát lane hoặc vào rừng để tập kích, sử dụng Map Pinging (dấu “!”, “X”) để nhanh chóng ra hiệu. Những vị trí tốt để cắm ward đã được đề cập ở kì 2, vài trong số đó là những vị trí cắm ward được dùng để soi và né các cuộc gank từ phía roamer đối phương, tất nhiên cả Dire và Radiant đều dùng được:
Trên đây là hướng dẫn cách support ở lane 2 người (Dual Lane). Cách phân phối 3 người đi trên 1 lane (Trilane) yêu cầu nhiều kĩ năng nâng cao hơn và thường không phổ biến trong các trận đấu Public thông thường, nhưng mình xin nói qua về Lane Supporting ở Trilane. Trilane là kiểu phân phối sẽ cho 3 hero đối đầu với lane bên kia, thường là 2, nếu chỉ có 1 Offlaner thì gần như lane đó sẽ được áp đảo hoàn toàn. Còn không sẽ dẫn tới tình trạng giao tranh 3v3 trên 1 lane khiến những pha combat sớm xảy ra. Việc phân phối như vậy sẽ giúp cho core hero (thường là hard carry) sẽ được bao bọc vô cùng kĩ, rảnh tay farm trong khi đối phương chẳng thể làm gì (đương nhiên, tận 2 support mà). 1 Semi Support sẽ làm nhiệm vụ Harrass, Support kia có thể là Semi hoặc Hard, đi lure rừng nhằm hạ thấp lane và kiếm exp, gold cho mình vì support này hầu như chẳng được hưởng exp, gold ngoài lane là bao. Trilane đòi hỏi những người chơi phải khá hiểu ý nhau hoặc ở chung 1 team, do vậy trong các trận đấu thường bạn chẳng cần quan tâm lắm đến Trilane hay offlane là gì (offlane chẳng qua là hệ quả của cách phân phối trilane hay do 1 hero đi rừng khiến cho các offlaner phải solo lane trong tình trạng kém người).
IV. LỜI KẾT
Cảm ơn các bạn đã theo dõi loạt bài hướng dẫn cách chơi Support vừa qua, trên đây có khá nhiều tư liệu được cóp nhặt ở nhiều nguồn nước ngoài, có 1 số là do mình tự thực hiện và chụp screenshot lại. Guide có sự giúp đỡ của nhiều trang guide nước ngoài khác như dota2gamepedia, dota2wiki,… cộng với kinh nghiệm cá nhân của mình đúc kết lại được. Ai cũng biết Support là 1 trong những vị trí quan trọng, một nhân tố đóng góp cho mọi chiến thắng, nhưng lại khá khó, nhiều kĩ năng, rất cần sự kiên nhẫn và chưa kể đến việc Support bị đối xử khá bất công (chiến thắng thì công thuộc về carry nhưng thua thì phần nhiều do Support, điều này cũng 1 phần ảnh hưởng bởi văn hóa esport khá mạnh). Trên các bảng xếp hạng hot pick thì chưa bao giờ các Support được leo lên ngôi đầu. Mọi vị trí đều bình đẳng như nhau và đều có tầm quan trọng như nhau, mình viết ra guide này mong rằng đưa được vị trí chơi Support trở nên gần gũi với mọi người hơn. Mọi đóng góp đều được ColdHeart ghi nhận và sẽ cố gắng duy trì các bài viết chất lượng để Dota 2 thực sự trở thành 1 tựa game có thể đến gần với bất cứ ai. Xin trân trọng cảm ơn và chúc các bạn có những phút giây vui vẻ trên đấu trường Cổ đại.
Nguồn GuidGame.VN
I really appreciate your support on this.
ReplyDeleteLook forward to hearing from you soon.
I’m happy to answer your questions, if you have any.
เครดิตฟรี
แจกเครดิตฟรี ฝากถอนง่าย
คาสิโน
Many thanks for your kind invitation. I’ll join you.
ReplyDeleteWould you like to play cards?
Come to the party with me, please.
See you soon...
เล่นบาคาร่า
คาสิโน
คาสิโน
เล่นบาคาร่า