Với những tựa game MOBA quen thuộc (xí quên, Dota2 được gọi là ARTS: game chiến thuật theo thời gian) thì vị trí support là rất quan trọng trong trận đấu, góp một phần công sức thầm lặng không hề nhỏ cho chiến thắng của cả team, chính vì thế mình xin đưa ra 1 số hướng dẫn về vị trí này.
I. Supporter là gì, khi nào bạn lựa chọn cho mình vị trí supporter?
100% Supporter không phải là vị trí được ưa chuộng trong các trận đấu public. Chơi support, đồng nghĩa với việc bạn không có nhiều cơ hội để phô diễn kỹ năng cá nhân, không được farm, không có cơ hội lên cho mình những items bá đạo, những danh hiệu “sang chảnh” GODlike/Beyond GODlike/RAMPAGE cũng sẽ không thuộc về bạn. (mà cho dù bạn có dành được thì cũng bị mấy thằng cùng team nó chửi cho sấp mặt vì cái tội ks hay vét máng ), và bạn thực sự rất mệt mỏi nếu phải đánh một support khi mà ngoài việc mua các trang bị dành cho công việc của mình, sử dụng chúng hợp lý, bạn còn phải có 1 cái đầu sáng suốt để có thể chọn được thời điểm thích hợp để roam/gank/combat/deward/…. các kiểu con đà điểu, thực sự nó chả thoải mái tí nào.
Lý do trên khiến cho vị trí support thường xuyên bị lép vế trong quá trình lựa chọn tướng để chơi trong các trận đấu public hay ranked bình thường (với rank trên 5k MMR trong Dota2 thì đó lại là chuyện khác)
II. Làm thế nào để có thể chơi tốt vị trí supporter?
Làm support tức là bạn sẽ là người chịu hy sinh, gạt bỏ sự tự tôn cá nhân và ích kỉ sang một bên vì chiến thắng của team, điều này là điều quan trọng nhất của một support đúng nghĩa.
Rylai the Crystal Maiden được coi là bà mẹ support điển hình của Dota2
III. Chọn cho mình một hero
Trong Dota2, ngoài những heroes thuần support như Io, Dazzle, Rylai, Omniknight,… thì những Initiator, offlaner, Carry cũng có thể xuống làm support trong tùy trường hợp (có vẻ hơi bị bựa):
Những heroes support tiêu biểu, hay “được” gắn mác support
Tựu chung lại, supporter thường có những đặc điểm sau:
Ở một mức độ trận đấu cao hơn, có thể bạn sẽ cần chọn một hero phù hợp chiến thuật của team và với tình huống của trận đấu. Có thể nêu ra một vài ví dụ như sau: VD 1: team địch đã có 2 support và 1 solo mid, họ chọn cho mình Naix làm hero offlane và Alchemist là carrier chính, còn gì tuyệt vời hơn khi bạn cho mìnhAncient Apparition. VD 2: team bạn đã có người pick Mirana, tôi sẽ nghĩ ngay đến Shadow Demon. ComboDisruption và Sacred Arrow sẽ là nỗi khiếp sợ cho mọi hero ngay từ những giây phút đầu tiên…
Về việc team có 1 hay 2 support thì game đấu đó đã dễ chịu hơn rất nhiều (2 support là chuẩn pick luôn nhé)
IV. Trang bị khởi điểm
Bạn là người chịu trách nhiệm đảm bảo những item thiết yếu cho team vào lúc khởi đầu trận đấu. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ chỉ có thể dành 200-350 gold cho bản thân mình, tùy thuộc vào sự hợp tác của đồng đội. Trong mọi tình huống, Courier sẽ là item đầu tiên bạn mua trong trận đấu. Sau đó sẽ là Observer ward.
Các trang bị trấn phái cho 1 support
Sau khi đã mua xong các trang bị khởi đầu, việc tiếp theo của bạn là xách mông lên rồi đi ra lane thôi.
V. Kiểm soát lane
Kiểm soát lane bao gồm: bảo vệ core hero, deny, harrass, pull và stack. Vì bạn là một supporter nên mối quan tâm hàng đầu của bạn phải là đồng đội, bảo vệ, deny và harrass sẽ là những trách nhiệm chính. Khi creeps team bạn còn dưới 50% HP, bạn có thể tấn công chúng, và nếu bạn last hit chúng, điều đó gọi là deny.
Việc deny có 2 tác dụng, thứ nhất nó sẽ khiến đối phương không thể có được lượng gold từ việc last hit creep và nhận được lượng EXP ít hơn, thứ hai, việc deny (cùng với việc phối hợp nhịp nhàng của đồng đội) sẽ làm giảm nhịp độ dâng cao của các wave creep đồng minh, khiến địa điểm giao tranh ở sát trụ hơn, càng sát nhà bao nhiêu bạn và đồng đội càng an toàn hơn bây nhiêu.
Điều tiếp theo bạn quan tâm chính là Harrass, mỗi khi đối phương có ý định tiến gần đến để farm, hít Exp hay bất cứ điều gì, hãy đánh thẳng vào mặt chúng, hoặc ít nhất hãy làm chúng sợ mà quay lại. Đây là công việc tối quan trọng bạn phải làm song song với deny creep, xin hãy ghi nhớ điều này, chứ đừng đứng thụ động nhìn carry farm rồi để đối phương Harrass vỡ mõm mình.
VI. Roam và gank
Nếu bạn không bám lane để hỗ trợ, thì bạn sẽ đi roam/gank. Với công việc này, bạn sẽ thực hiện đảo lane liên tục, dùng các kĩ năng của mình giúp hỗ trợ đồng đội ở các lane tiêu diệt tướng đối phương hoặc đi quấy rối jungler đối phương. Kiểu này yêu cầu bạn phải di chuyển hợp lý và trang bị Smoke of Deceit rất thích hợp cho việc này
VII. Stack quái rừng
Pull là việc bạn thu hút cquái rừng ở 1 số camp đặc biệt theo bạn, đến vị trí có thể gặp được creep bên mình, khi đó creep bên mình sẽ bị “pull” theo quái rừng vào trong rừng. Điều này có tác dụng làm chậm đường tiến creep đồng minh, khiến creep giao tranh ở nơi gần trụ hơn như đã nói ở trên, và nó còn cho bạn 1 lượng gold và EXP quý báu. Stack quái rừng là việc bạn lợi dụng thời gian xuất hiện của các bãi quái ở các giây thứ 60 của đồng hồ để cho ra thêm 1 loạt quái nữa ở bãi đó, dần dần nó sẽ trở thành 1 nùi quái trong 1 bãi quái.
Cách stack thì cũng đơn giản thôi: ở giây thứ 54-55 của đồng hồ (nếu hiện tại bãi camp đó có ít quái được stack) bạn dụ chúng chạy ra xa vị trí đứng (có thể lại gần rồi chạy ra, đánh hay dùng kĩ năng để đánh động chúng), sau khi làm như thế và quay lại, sẽ có một đợt quái rừng thêm ở đó. Cách này áp dụng ở giây thú 52-53 nếu như bạn đã stack được kha khá (để tránh trường hợp chúng chạy ra quá chậm khi bị vướng vào nhau)
Stack là như thế này
VIII. Cắm mắt và phá mắt (ward/deward)
No comments:
Post a Comment